Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng tủ cơm công nghiệp

Tủ nấu cơm công nghiệp là một trong những thiết bị được sử dụng rộng rãi tại các bếp ăn tập thể, nhà hàng, quán ăn, căng tin bệnh viện, các cơ sở sản xuất với lượng công nhân viên nhiều…phục vụ hàng trăm, hàng ngàn suất ăn hàng ngày. Với những ưu điểm vượt trội như sử dụng dễ dàng, nấu cơm năng suất giúp tiết kiệm thời gian và chi phí tủ cơm công nghiệp đã trở thành một trợ thủ đắc lực không thể thiếu. 

Sau đây, Hoa Mặt Trời xin gửi đến quý khách hàng thông tin hướng dẫn lắp đặt và sử dụng tủ cơm công nghiệp để đạt hiệu quả, chất lượng và năng suất cao nhất.

Tủ cơm công nghiệp được thiết kế vô cùng thông minh, tiện lợi đáp ứng lượng cơm phục vụ hàng trăm, hàng ngàn suất ăn.
Tủ cơm công nghiệp được thiết kế vô cùng thông minh, tiện lợi đáp ứng lượng cơm phục vụ hàng trăm, hàng ngàn suất ăn.

I. CÁCH LẮP ĐẶT TỦ NẤU CƠM CÔNG NGHIỆP

  1. Để tủ ở nơi bằng phẳng, phải phân biệt rõ nguồn nước nối vào, đầu gas vào, nguồn điện, công tắc cầu dao và các đường dây tiếp đất khác. Quý khách cần chuẩn bị 1 đường điện riêng có attomat chờ tại vị trí đặt tủ.
  2.  Chuyển tủ nấu cơm công nghiệp vào vị trí cần lắp đặt, sau đó kết nối cầu dao cắm điện hoặc lắp pin và đấu đường nước vào vị trí ở sau tủ.
  3.  Kiểm tra nước đã vào trong tủ hay chưa, nếu chưa đủ thì kiểm tra lại phao nước hoặc kiểm tra khóa van xả đáy.
  4. Đối với tủ dùng Gas thì kết nối dây gas với tủ cơm thật chặt và an toàn đảm bảo kỹ thuật trước vận hành.
  5. Đối với tủ dùng điện thì các đầu nguồn phải được kết nối chặt chẽ với nhau và kết nối mát (tiếp đất) cho tủ cơm để đảm bảo an toàn cho công việc vận hành. Quý khách cần đóng cọc sắt từ 20cm trở lên xuống nền đất ẩm sau đó dùng 1 dây điện nhỏ (dây đơn) có tiết diện khoảng 1mm, 1 đầu dây bắt vào vị trí đấu nối đất, 1 đầu bắt chặt vào cọc sắt vừa đóng.

II. QUY TRÌNH SỬ DỤNG TỦ NẤU CƠM

Kiểm tra trước khi vận hành:

  • Đường cấp nước trực tiếp từ bể nước ổn định vào khoang đun, đường cấp nước cần được mở liên tục và phải được nối từ bể nổi đặt cao hơn tối thiểu 1,5 mét so với mặt bằng vị trí đặt tủ.
  • Van phao hoạt động tốt, không rỉ nước, không kẹt.
  • Nước trong khoang đun luôn phải ngập qua các thanh nhiệt từ 4 – 6 cm là đạt yêu cầu.
  • Đường dây cấp điện chắc chắn, an toàn.
  • Gạo nhặt bỏ sạn bẩn, đãi sạch.
  • Đong gạo đã sạch vào các khay inox: Từ 3kg đến 4 kg (tùy từng độ nở của loại gạo khi chín).
Cho gạo vào các khay của tủ cơm công nghiệp.
Cho gạo vào các khay của tủ cơm công nghiệp.
  • San đều mặt gạo, đưa khay gạo vào trong tủ theo thứ từ vị trí khay thấp trước rồi đến khay phía trên sau.
San đều mặt gạo, đưa khay gạo vào trong tủ theo thứ từ vị trí khay thấp trước rồi đến khay phía trên sau.
San đều mặt gạo, đưa khay gạo vào trong tủ theo thứ từ vị trí khay thấp trước rồi đến khay phía trên sau.
  • Đong nước vừa đủ với lượng gạo trong từng khay  (Tỉ lệ nước – gạo như với nấu nồi cơm điện thông thường; cần điều chỉnh phù hợp với từng loại gạo).
  • Đóng cửa tủ lại, nhẹ nhàng xoay khóa cửa để cánh tủ ép sát lên bề mặt gioăng  kín đều.
Sau khi cho gạo vào, đóng cửa tủ lại để tiến hành nấu cơm.
Sau khi cho gạo vào, đóng cửa tủ lại để tiến hành nấu cơm.
  • Bật nguồn ĐIỆN cấp hoặc GAS để bắt đầu quá trình nấu cơm.
  • Sau khoảng từ 7 đến 10 phút, nước bắt đầu sôi. Quá trình này hơi nước sôi sẽ đi tới làm nóng các khay thực phẩm và cuối cùng thoát ra ngoài qua các van xả áp. Quá trình này cần khoảng thời gian từ 45 đến 60 phút để làm chín kỹ hoàn toàn các hạt gạo.
  • Ngắt nguồn điện cấp vào tủ. Đợi khoảng 5 đến 10 phút cho nhiệt độ và áp suất hơi nước trong tủ giảm xuống an toàn. Đứng lệch phía đối diện trước tủ để tránh xì hơi trực tiếp vào người:
    1.  Co nhẹ tay khóa phía dưới trước
    2.  Nhẹ nhàng mở tay khóa trên.  Mở rộng cánh tủ để dễ thao tác
    3.  Từ từ gỡ các khay cơm lần lượt từ trên xuống dưới ra bên ngoài
    Chú ý: Cần lót tay, đi găng tay dày để tránh bỏng.

III. VỆ SINH, BẢO QUẢN TỦ NẤU CƠM HÀNG NGÀY

  • Rửa sạch, lau khô các khay inox.
  • Vệ sinh sạch sẽ khoang tủ, cánh tủ, các gioăng cửa tủ.
  • Tháo rửa nước cặn bẩn trong khoang đun nước.
  • Đường nước cấp vào tủ nên qua hệ thống lọc để nâng cao chất lượng nước, chống nguồn nước cứng, chống nước đá vôi hay phèn chua và nước nhiễm mặn sẽ gây mảng bám vào thanh nhiệt dẫn đến tuổi thọ thanh nhiệt và tủ cơm không cao.

 IV. NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TỦ NẤU CƠM

  • Do gạo hút nước không giống nhau và nhiệt độ môi trường bên ngoài của các nơi không giống nhau mà khối lượng hấp cơm, thời gian hấp cơm cũng có thể thay đổi không giống nhau.
  • Nhiệt độ môi trường là 5-50°C, Độ ẩm không khí tương đối không lớn hơn 90%, độ cao mực nước biển không lớn hơn 2000m.
  • Điện áp của nguồn điện : 220V/380V ± 10%, Hiệu suất: 50 ± 1%Hz
  • Áp lực nứớc: 0.15Mpa (1.5kg/ cm²)
  • Trong trường hợp tủ bị rò hơi ra mép cánh cửa phía tay khóa bạn cần chỉnh ốc tay khóa để tăng hoặc giảm độ kín của cánh cửa. Nếu hơi bị rò phía bản lề bạn cần nới lỏng ốc bản lề bắt vào thân tủ để điều chỉnh bản lề ép chặt cánh cửa vào tủ hoặc ngược lại.
  • Phía sau tủ có các van xả hơi thừa, trong quá trình hoạt động sẽ có hơi nước thoát qua van này. Việc thoát hơi qua hai van này là điều hoàn toàn bình thường và nằm trong thiết kế. Tuyệt đối không được bịt kín các van này, để thuận tiện bạn nên bố trí ở nơi thoáng để việc thoát hơi được tốt.

MỌI HỖ TRỢ XIN LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI KĨ THUẬT VIÊN HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT VÀ BẢO HÀNH SẢN PHẨM

✩ ✩ ✩ ✩ ✩ ✩ ✩ ✩ ✩

Đăng ký mua sản phẩm Đăng ký mua sản phẩm Đăng ký mua sản phẩm

 

Bài viết liên quan
Call Now Button

Chat Zalo